Đẩy mạnh công tác an toàn lao động tại các công trường xây dựng hiện nay
Bảo hộ lao động
là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính,
kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động,
ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho
người lao động.
Tai nạn lao động
xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên
ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc
làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Khi người lao động không có quần áo bảo
hộ lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc
huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể. Tai nạn lao động trong xây
dựng đang làm đau đầu nhiều cơ quan lãnh đạo.
Do đặc thù lao động
thời vụ chiếm phần lớn nên cả người sử dụng lao động và người lao động chưa làm
tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Công nhân được sử dụng là những
lao động mang tính thời vụ. Bởi vậy việc huấn luyện an toàn lao động không kịp
thời. Thậm chí với nhiều người họ không muốn ký hợp đồng vì sợ ràng buộc. Đây
là một thực tế nói chung, có nhiều nơi, người lao động không đem nặng an toàn
lao động, may quần áo bảo hộ lao động
nhưng chưa chắc họ đã mặc vì cho rằng vướng víu và nóng.
Mỗi năm, công ty
xây dựng trang bị hàng 100 bộ đồng phục, mũ nhựa, giày vải, khẩu trang, ủng.
Nhưng đến thực tế công trường xây dựng thì chỉ người quản lý có quần áo bảo hộ lao động, còn lại phần lớn
công nhân đội mũ vải, đi dép lê, thậm chí có công nhân đang làm việc ở độ cao
hơn 20m mà không có dây bảo hộ. Người lao động cũng không quan tâm mình có được
tập huấn, phổ biến kiến thức về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động –
phòng chống cháy nổ hay không.
Cùng với việc
chưa làm tốt công tác đảm bảo hộ lao động, các doanh nghiệp cũng chưa coi trọng
đến việc khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hàng năm cho
người lao động. Cần một chế tài mạnh mẽ hơn để doanh nghiệp thực sự quan tâm đến
công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
Công tác bảo hộ
lao động nói chung ngày càng được các công đoàn đơn vị trong Ngành quan tâm hơn
nhưng do suy thoái về kinh tế khu vực và thế giới ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh và tác động trực tiếp tới công tác an toàn lao động đối với các đơn vị
trong Ngành. Không những thế các đơn vị đã và đang tiến hành cổ phần hóa, nên
hoạt động về an toàn lao động cũng đang trong quá trình hoàn thiện phương pháp
hoạt động phù hợp với tình hình thực tiễn; yêu cầu phát triển sản xuất, tăng
trưởng kinh tế đặt ra những thách thức đối với công tác bảo hộ lao động và may quần áo bảo hộ lao động cho người
lao động.
Cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác an toàn lao động, quan tâm hơn nữa chất
lượng quần áo bảo hộ lao động, củng
cố và kiện toàn bộ máy làm công tác BHLĐ, tổ chức các cuộc thi an toàn lao động,
cuộc thi cải thiện điều kiện lao động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn tổ chức thực hiện
công tác BHLĐ ở cơ sở.. Đồng thời cần tiến tới xây dựng văn hoá an toàn tại nơi
làm việc là thể hiện ý nghĩa nhân văn, coi trọng con người trong lao động; đó
là văn hoá mà trong đó hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định,
tham gia tích cực vào việc đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh;
đó là văn hoá an toàn mà trong đó nguyên tắc phòng ngừa được đặt vị trí ưu tiên
hàng đầu.
0 nhận xét: