17 câu hỏi thường gặp về giày bảo hộ lao động

02:13 VÉ MÁY BAY KHUYẾN MÃI 0 Comments

An toàn lao động vấn đề được các nhà đầu tư cũng như các nhà máy, xí nghiệp quan tâm hàng đầu. Nhưng bạn có hiểu biết về những vấn đề giày bảo hộ lao động. Bạn có những câu hỏi muốn hỏi nhưng không biết nơi tư vấn cho bạn. Hôm nay, nhân viên cửa hàng bảo hộ Dương Châu xin liệt kê một vài câu hỏi thường gặp kèm câu trả lời để giúp giải đáp phần nào những thắc mắc của khách hàng.


1. Tại sao giày bảo hộ là cần thiết? Giày bảo hộ lao động được sử dụng trong các ngành công nghiệp để chống lại tác động vật lý như chống rơi vật nặng, vật sắc nhọn, va chạm với máy móc, trượt trơn trên mặt sàn, sự văng bắn của chất hóa học... Để bảo vệ bàn chân bạn khỏi nguy hiểm, giày bảo hộ phải an toàn với các tính năng đặc biệt.

2. Giày bảo vệ an toàn thế nào? Đế giày được thiết kế 3 lớp. Lớp ngoài tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Lớp giữa rất bền và rắn chắc. Lớp bên trong tiếp xúc với bàn chân mềm mại và khô thoáng.

3. Sự khác biệt giữa một đôi giày thường và giày bảo hộ lao động? Một đôi giày bảo hộ bảo vệ phần ngón chân bởi mũi giày lót thép. Đế giày được thiết kế tăng độ bám trên sàn nhà và chịu được tác động của các vật sắc nhọn, nhiệt độ cao. Trong khi giày thông thường không có các tính năng an toàn đó.

4. Những vật liệu chính của đế giày là gì? Chất liệu tốt cho đế giày là polyurethane, cao su nitril, PVC vv Mỗi loại vật liệu có ưu điểm hạn chế riêng, polyurethane tốt hơn vì các thuộc tính của nó như trọng lượng nhẹ, chịu nhiệt đến một mức độ nào đó, kháng hóa chất, dễ sử dụng…

5. Lót thép của giày bảo hộ là gì? Mũi giày lót thép là phần thép được đặt dưới mũi giày để bảo vệ người đi giày khỏi các tác động và lực ép. Các miếng lót thép được thử nghiệm lực va đập và lực ép theo các tiêu chuẩn.

6. Chỉ số đánh giá sức chịu tải của giày bảo hộ là gì? Các sản phẩm giày bảo hộ được kiểm tra để đáp ứng một trong hai chỉ số đánh giá sức chịu tải: 50 hoặc 75 pound (1 pound = 0,45359237 kg). Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách thả một vật thể với trọng lượng đã cho sẵn từ độ cao được xác định trước tại một tốc độ được chỉ định. Vì vậy, những đôi giày với chỉ số đánh giá sức chịu tải là I/50 sẽ bảo vệ bàn chân từ một vật thể rơi có trọng lượng lên đến 50 pound và những sản phẩm đánh dấu I/75 sẽ bảo vệ bàn chân từ một vật thể rơi có trọng lượng lên đến 75 pound.

7. Chỉ số đánh giá sức chịu nén có nghĩa là gì? Các sản phẩm giày bảo hộ lao động được kiểm tra để đáp ứng một trong hai chỉ số đánh giá sức chịu nén; 50 tương đương  1.750 pounds và 75 tương đương 2.500 pounds. Thử nghiệm này được thực hiện bằng cách tác động một sức nén đã chỉ định trước và chỉ dừng lại cho đến khi mũi giày bắt đầu bị rách vỡ. Như vậy, C / 50 chỉ ra rằng mũi giày sẽ bảo vệ đầu ngón chân dưới tác động nén lên đến 1.750 pound và C / 75 chỉ ra rằng mũi giày sẽ giúp bảo vệ đầu ngón chân dưới tác động nén lên đến 2.500 pound.

8. Đi giày bảo hộ với phần mũi làm từ hợp chất phi kim thích hợp với loại công việc nào nhất? Sản phẩm này phù hợp cho những người lao động phải thường xuyên đi qua máy dò kim loại, công nhân tại các lò phản ứng hạt nhân, công nhân sân bay và nhân viên an ninh trong quá trình làm việc hàng ngày của họ.

9. Giày bảo hộ lao động mũi thép hay giày mũi hợp chất phi kim, cái nào tốt hơn? Về cơ bản sản phẩm giày làm hoàn toàn từ hợp chất khá giống với sản phẩm giày bảo hộ mũi thép, đều có chức năng bảo hộ tương đương và đáp ứng những tiêu chuẩn về bảo hộ lao động của ASTM và ANSI. Tuy nhiên những mũi giày thép thường có khối lượng nặng hơn, dù chỉ nặng hơn vài gram so với những mũi giày làm từ nhựa hay cao su hay các hợp chất khác. Dẫu vậy nhiều người vẫn tin dùng và lựa chọn các sản phẩm giày mũi thép truyền thống vì tin rằng chúng an toàn và bảo hộ tốt hơn.

10. Có giày chống tĩnh điện không? Có loại giày này bởi vì một số nơi làm việc có tính chất ma sát gây ra tĩnh điện có thể dẫn đến các tia lửa và các vụ nổ như hóa chất, vật liệu nổ, vi mạch.... là thích hợp để dùng các giày bảo hộ chống tĩnh điện.

11. Có nên sử dụng một kích cỡ giày của các hàng khác? Kích thước giày không thay đổi nhưng tùy từng nhà sản xuất khác nhau dẫn đến những thay đổi nhỏ, cách tốt nhất là thử giày để sử dụng một cách thoải mái nhất là giày bảo hộ lao động do có sự tham gia của các vật liệu cứng.

12. Giày bảo hộ cho nữ thế nào? Giày bảo hộ nữ có ưu điểm thiết kế thoải mái và đặc biệt theo mẫu nữ giới. Kích thước giày nữ cũng thay đổi và kiểu dáng khá bắt mắt ưa nhìn.

13. Có phải giày bảo hộ chỉ sử dụng làm việc? Kiểu dáng giày bảo hộ hiện nay gồm các tính năng và hình thức hoàn chỉnh gồm cả vấn đề an toàn và thể thao hay lịch sự, trang nhã, cho đến trẻ trung năng động. Hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một đôi giày dáng thời trang phù hợp.

14. Tất có cần thiết khi mang giày bảo hộ? Tất vải rất quan trọng khi mang giày bảo hộ. Tất phù hợp sẽ ngăn ngừa cọ sát và mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng giày. Chất liệu tất tốt có thể giảm mùi, ngứa và tránh ẩm ướt do mồ hôi gây ra.


15. Có nên dự trữ giày bảo hộ lao động? Không nên vì đế giày bằng Pu nên hãy sử dụng sau khi mua càng sớm càng tốt. Nếu giày không dùng trong một thời gian dài có thể gây vỡ và nứt giày.

16. Giày bảo hộ có cần bảo quản không? Rất cần bảo quản giày bảo hộ ở nơi khô ráo và làm sạch sau mỗi lần sử dụng. Giày cần được cất giữ trong hộp. Giày chống điện cần bảo quản kỹ và cần đánh bóng giày an toàn thường xuyên.

17. Giày bảo hộ có thoải mái khi dùng cả ngày? Một số hãng có uy tín sản xuất giày an toàn với lớp da lưu thông không khí rất tốt. Ngoài ra tính năng chống sốc mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Một số tính năng tiện nghi khác như lót giày mềm mại giảm thiểu mệt mỏi cho người sử dụng.

0 nhận xét: