Xây dựng hệ thống cỡ số quần áo công nhân bảo hộ cho nữ lao động phổ thông

18:19 VÉ MÁY BAY KHUYẾN MÃI 0 Comments

Việt Nam là một quốc gia có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Số lao động nữ phổ thông khoảng 5 triệu người. Thị trường tiêu thụ quần áo công nhân bảo hộ lao động ở nước ta rất lớn, nhưng lại không có hệ thống cỡ số quần áo thống nhất để sản xuất công nghiệp. Thực trạng sản xuất, sử dụng và quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân nói chung, quần áo công nhân vệ sinh cho lao động phổ thông cho nữ công nhân nói riêng còn bị xem nhẹ và buông lỏng. Quần áo công nhân bảo hộ cho nữ kém phong phú về chủng loại, kiểu dáng, chủ yếu công nhân nữ sử dụng quần áo bảo hộ lao động dành cho nam. Hầu hết quần áo bảo hộ lao động hiện nay là quần áo may sẵn, sản xuất công nghiệp với các cỡ số khá tuỳ tiện và không phù hợp với người lao động.


Bài viết hôm nay bảo hộ Dương Châu xin giới thiệu kết quả nghiên cứu về hệ thống cỡ số quần áo công nhân bảo hộ lao động cho nữ công nhân lao động phổ thông hiện nay. Mục tiêu nhằm xây dựng được hệ thống cỡ số nhằm đảm bảo độ vừa vặn cho quần áo công nhân vệ sinh bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người lao động, giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu của người công nhân khi mặc, góp phần nâng cao sức khỏe và tăng năng suất lao động của công nhân. Hệ thống cỡ số quần áo sẽ giúp cho sản xuất công nghiệp được thuận lợi, thống nhất, thuận tiện cho người lao động khi mua và sử dụng quần áo.

Để phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp và để thuận tiện cho việc lựa chọn quần áo công nhân vệ sinh phù hợp với người tiêu dùng đòi hỏi phải có hệ thống cỡ số quần áo công nhân phù hợp với kích thước người lao động phổ thông Việt Nam hiện nay. Hệ thống cỡ số quần áo phù hợp sẽ làm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo tính tiện nghi và an toàn của người lao động, giúp nâng cao sức khỏe và tăng năng suất lao động. Hệ thống cỡ số quần áo bảo hộ là số liệu quan trọng để xây dựng tiêu chuẩn về quần áo bảo hộ cho người lao động.

Hiện tại, ở Việt Nam không  có tiêu chuẩn về quần áo công nhân bảo hộ cho lao động phổ thông. Tiêu chuẩn TCVN 1601-91 về quần áo bảo hộ cho nữ công nhân lao động phổ thông do Viện Bảo hộ lao động nghiên cứu, thì từ năm 2004 đến nay đã bị hủy bỏ không còn trong danh mục tiêu chuẩn Việt Nam, do không được đề nghị và soát xét, điều chỉnh kịp thời. Tiêu chuẩn TCVN 1601-91 đã được xây dựng dựa trên hệ thống kích thước trong tiêu chuẩn  TCVN - 72 đã được xây dựng cách đây 40 năm nên không còn phù hợp. Nhằm đáp ứng một phần yêu cầu của thực tế, Phòng Phương tiện bảo vệ cá nhân, Trung tâm An toàn lao động, Viện NC KHKT Bảo hộ Lao động đã nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quần áo công nhân vệ sinh bảo hộ cho nữ công nhân lao động phổ thông. Đưa ra hệ thống cỡ số quần áo công nhân bảo hộ lao động chung cho nữ công nhân lao động phổ thông phù hợp với chỉ số nhân trắc của người Việt Nam hiện nay.

Dựa vào các nguyên tắc lựa chọn các cỡ số cơ thể người để thiết lập cỡ số quần áo công nhân bảo hộ lao động phổ thông, có 5 cỡ số cơ thể trong bảng cỡ số cơ thể nữ công nhân có kích thước chiều cao và vòng ngực sau:
Nhóm 1: Chiều cao trung bình 145cm, vòng ngực trung bình 76cm.
Nhóm 2: Chiều cao trung bình 150cm, vòng ngực trung bình 80cm.
Nhóm 3: Chiều cao trung bình 155cm, vòng ngực trung bình 84cm.
Nhóm 4: Chiều cao trung bình 160cm, vòng ngực trung bình 88cm.
Nhóm 5: Chiều cao trung bình 165cm, vòng ngực trung bình 92cm.

Với cách chọn trên, tạo ra 5 cỡ số để sản xuất không nhiều, đảm bảo tiết kiệm chi phí sản xuất, mà vẫn đáp ứng được các dạng người khác nhau. Mỗi nhóm chiều cao và vòng ngực đều có tối thiểu một cỡ số. Đặc điểm quần áo công nhân bảo hộ lao động thường là quần áo mặc rộng nên trong cùng 1 nhóm chiều cao quần áo có cỡ vòng ngực lớn có thể dùng chung thêm cho 2 nhóm vòng ngực nhỏ hơn hoặc cho 1 cỡ có vòng ngực lớn hơn. Kết quả nghiên cứu là số liệu đáng tin cậy và khoa học để góp phần xây dựng lại tiêu chuẩn quần áo bảo hộ cho công nhân lao động phổ thông, thay thế tiêu chuẩn 1601-91 đã không được ban hành từ năm 2004.



Nghiên cứu còn thiết kế và chế tạo các sản phẩm quần áo công nhân bảo vệ chuyên dụng cho các ngành như quần áo bảo vệ cho công nhân ngành điện, quần áo cản điện trường, quần áo cho công nhân ngành cao su, ngành thủy sản...và xây dựng bộ tiêu chuẩn quần áo bảo vệ cho từng ngành nghề để đảm bảo tính tiện nghi, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo tính an toàn và thuận lợi trong lao động, làm tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc của người lao động.

0 nhận xét: