Hướng dẫn cách chọn giày bảo hộ an toàn nơi công trường
Kinh tế phát triển,
nhu cầu xây dựng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đảm bảo an toàn trong xây dựng
là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức, những thứ đơn giản như nón, mũ, giày
bảo hộ, dây thắt an toàn khi thi công trên cao… hiếm khi được sử dụng dẫn đến. Chính
sự lơ là, thiếu hiểu biết và chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình an toàn
lao động trong quá trình thi công của công nhân, chủ thầu nên nguy cơ xảy ra
các vụ tai nạn lao động luôn rình rập.
Một tai nạn thường
gặp của người lao động nơi công trường là chấn thương vùng chân gồm hai kiểu: một
là do dẫm phải đinh chưa được đập bằng xuống hay nhổ đi, hai là do vật liệu rơi
vào chân. Cả hai loại chấn thương này đều có thể giảm được xuống mức thấp nhất
bằng cách sử dụng giày bảo hộ an
toàn và ủng là một trong những loại giày phù hợp đó. Những đôi giày bảo hộ cổ
cao chất lượng không thể thiếu đối với người kỹ sư và công nhân trong xây dựng
công trình. Nhờ có việc trang bị đầy đủ những vật dụng cần thiết này mà người
lao động làm việc nâng cao năng suất, cũng như việc tránh được những rủi ro tai
nạn nơi công trường.
Tầm quan trọng của
giày bảo hộ lao động là không thể thiếu tuy nhiên người dùng phải chọn được
giày bảo hộ lao động phù hợp với môi trường mà mình đang làm việc để đảm bảo an
toàn cho bản thân cũng nhưng những người xung quanh của mình. Sau đây chúng tôi
sẽ hướng dẫn cách để các bạn có thể lựa chọn giày bảo hộ lao động phù hợp với
công trường nơi bạn làm việc:
Phần mũi giày: Cấu
tạo mũi giày bảo hộ lao động công trường phải có khả năng chống được lực tác động
va đập để bảo vệ chân. Phần phô mũi của mũ giày an toàn sẽ được làm bằng thép
hoặc composite cứng và vô cùng bền bỉ.
Phần đế giày: là
phần dưới của giày bề mặt này tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để tạo sự an
toàn, phần đế thường được làm bằng cao su, thiết kế các rãnh sâu tăng độ bám,
chống trượt và có khả năng chống đâm thủng. Tùy thuộc vào công trường để chọn giày bảo hộ cổ cao có đế phù hợp. Những
công trường có môi trường hay trơn trượt nên chọn giày có khả năng chống trượt.Còn
Công trường xây dựng thì chọn loại có đế bằng kim loại chống các vật nhọn đâm
vào. Đặc biệt một số giày bảo hộ chống tĩnh điện chuyên dùng cho công trường có
khả năng nhiễm điện cao, nguy hiểm.
Phần gót giày:
là phần phía sau chân, gót giày có chức năng bảo vệ mắt cá chân nên cần độ cứng
nhất định để giảm chấn thương và va đập khi xảy ra va chạm.
Phần lớp lót giày: lớp lót mặt giày là phần quan trọng nhất, để bảo vệ lòng bàn chân. Ngoài
ra một số giày bảo hộ dành cho công
trường xây dựng được trang bị thêm lớp lót chống đâm xuyên, nằm giữa phần đế và
lớp lót mặt giày chống các vật nhọn đâm xuyên qua giày. Các lớp lót này được
làm bằng vật liệu hút ẩm tốt.
Có thể nói, lĩnh vực
xây dựng luôn tìm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng. Do đó, người
sử dụng lao động và người lao động cần nâng cao nhận thức về an toàn lao động
và phải xem an toàn lao động là công tác thường xuyên, liên tục. Nếu thực hiện
có hiệu quả những quy định đó sẽ giúp loại bỏ được tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn
lao động trong các công trình xây dựng. Do đó, việc trang bị dụng cụ bảo hộ lao
động là cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe người lao động. Trong đó, lựa
chọn giày bảo hộ lao động công trường cần phù hợp với từng môi
0 nhận xét: