Hãy trang bị giày bảo hộ lao động cho công nhân để hạn chế rủi ro
Theo một thống kê gần đây ước tính có khoảng 80% dân số trưởng
thành đã từng có vấn đề liên quan đến bàn chân. Chẳng hạn như từng bị chấn
thương do té ngã hoặc do một số lý do khác. Bị đau nhức, hoặc sưng, có trường hợp
bị nhiễm nấm, tê cứng... Hầu hết những vấn đề này đều xuất phát từ việc chưa biết
cách bảo vệ đôi chân đúng và an toàn, chưa sử dụng giày bảo hộ khi làm việc. Bạn biết đấy, người công
nhân khi làm việc thì bàn chân họ thường phải tiếp xúc với rất nhiều hiểm họa
như:
Bị vật thể rơi hay lăn trúng chân
Bị điện giật
Vật sắc nhọn có thể đâm vào chân
Nhiệt độ quá thấp/ quá cao làm ảnh hưởng không tốt đến chân
Hóa chất có thể dây trúng vào chân người lao động
Vi khuẩn ngoài trời dễ xâm nhập vào chân nếu chân không được
bảo vệ an toàn
Bề mặt trơn trượt dễ gây té ngã cho người lao động
Ergonomic (do phải đứng quá lâu, tư thế làm việc không phù hợp…)
Và còn nhiều mối nguy hiểm khác nữa…
Những hiểm họa đó hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách thực
hiện các bước đơn giản để bảo vệ bàn chân người lao động là mang giày bảo hộ
cho đôi chân.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại
giày bảo hộ như giày bảo hộ jogger, giày bảo hộ cao cổ… Giày bảo hộ lao động
khá đa dạng về mẫu mã, màu sắc và tính năng. Bạn có thể chọn lựa những đôi giày
bảo hộ phù hợp với tính chất công việc và ngành nghề của công ty bạn. Hãy trang
bị cho công nhân của bạn những đôi giày bảo hộ phù hợp.
Cách chọn giày bảo hộ cho công nhân
Dựa vào các ký hiệu trên giày, ta có thể nhận biết được các
tính năng bảo vệ của chúng:
Ký hiệu trên giày bảo hộ |
Khi chọn giày bảo hộ lao động bạn cần
Chú ý đến thương hiệu và logo của hãng sản xuất để tránh mua
phải giày kém chất lượng.
Căn cứ vào các ký hiệu trên đế giày và cataloge đi kèm để có
thể lựa chọn loại giày phù hợp với công ty bạn.
Hãy quan sát kỹ để kiểm tra từng chi tiết. Thấy giầy không bị
rách, trầy xước, keo lem nhem.
Quan sát đôi giầy bằng cách đặt chiếc giầy lên một mặt phẳng,
nhìn thử xem chiếc giầy có cân đối không. Giày bảo hộ có bị nghiêng vẹo không,
các tâm của đầu mũi giầy và đầu gót giầy có thẳng không. Chạm nhẹ vào đỉnh của
mũi hoặc gót giầy không bị bập bênh.
Trước khi thử giày, bạn nhớ kiểm tra gót giầy xem có bị cộm
không, có bị gồ ghề do các vật liệu nhỏ còn sót lại không. Nhớ đưa tay vào lòng
giầy để xem miếng lót có bị quấn hoặc keo dán chảy ra lòng giầy không. Điều này
sẽ giúp bạn tránh phồng rộp hoặc chai cứng bàn chân sau thời gian dài sử dụng.
Trên thị trường hiện vẫn có rất nhiều loại giày bảo hộ giá rẻ mà chất lượng cũng rất tốt. Chúc bạn sẽ chọn được cho mình những mẫu giày bảo hộ ưng ý
0 nhận xét: